Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng – Phần 1: Bầm mắt

Bầm mắt:

Trong một đời người, việc đôi lúc xuất hiện những vết bầm là không thể tránh khỏi. Nếu chẳng may vết bầm này xuất hiện trên mặt, nhất là chung quanh quầng mắt, nó sẽ rất khó tan đi trong 1-2 tuần. Trong thời gian này, bạn thường phải mang kính đen ra đường và cảm thấy rất khó chịu trước ánh mắt của mọi người. Bạn ước ao có một phương thuốc thần kỳ làm cho vết này tan đi thật nhanh, và sẵn sàng trả một giá rất cao cho phương thuốc đó. Những phương pháp dưới đây hoàn toàn không đắt tiền, nhưng bạn sẽ thấy chúng hết sức hữu hiệu trong việc làm tan vết bầm trong thời gian ngắn nhất.

Đắp nước đá

Vào những năm đầu thế kỷ 19, người châu Âu dùng một miếng thịt bò sống đắp lên vết bầm; cách này giúp vết bầm mau tan hơn.  Sau này, khi y học tiến bộ hơn, người ta mới khám phá ra rằng: sở dĩ miếng thịt bò có thể làm vết bầm mau tan hơn vì nó giữ cho tổn thương được mát.

Bác sĩ chuyên khoa mắt nhận định rằng hơi lạnh có tác dụng làm các tế bào co lại. Đồng thời, nó cũng giảm được sự xuất huyết dưới da. Ông khuyên rằng 2 tiếng đồng hồ nên đắp nước đá lên vết bầm ở mắt trong 10 phút. Bạn có thể dùng một bao nylon đựng nước đá đập nhỏ để đắp. 

Đừng dùng Aspirin

Aspirin là một trong những thần dược chuyên trị đau nhức. Thuốc này chắc chắn có thể làm dịu cảm giác nhức nhối của vết bầm, nhưng nó cũng sẽ làm cho vết  của bạn lan rộng hơn. Đó là do aspirin có tác dụng làm loãng máu, khiến máu lưu thông nhanh hơn, làm tăng tình trạng xuất huyết dưới da.

Vì vậy, khi có vết bầm ở mắt, tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen. Để giảm đau, hãy dùng tylenol hoặc các thuốc có chất acetaminophen.

Cố gắng đừng hắt hơi

Hắt hơi là một việc khó tránh. Nhưng nếu bạn đang bị bầm mắt, việc hắt hơi nhiều sẽ làm mắt nặng hơn do các bọt khí nhỏ xíu len vào dưới da, khiến mắt sưng thêm. Nhận định này được rút ra từ kinh nghiệm chữa thương nhiều năm của bác sĩ Jeffers.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *